Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(01/08/2023)


(Ảnh thuộc Báo điện tử Chính phủ)

Ngày 18/7/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Mục tiêu tổng quát là phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khí nguyên liệu cho các ngành năng lượng và công nghiệp.

Mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Về hạ tầng dự trữ xăng dầu: Hạ tầng dự trữ sản xuất đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030;  Hạ tầng dự trữ thương mại đảm bảo ổn định nhu cầu thị trường trong nước với sức chứa tăng thêm từ 2,5 triệu m3 -3,5 triệu m3 trong giai đoạn 2021 -2030; đạt sức chứa tới 10,5 triệu m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng; Hạ tầng dự trữ quốc gia phải đảm bảo sức chứa từ 500.000 - 1.000.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 1 -2 triệu tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; đảm bảo sức chứa từ 500.000 - 800.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 2 -3triệu tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.

- Về hạ tầng dự trữ khí đốt: Đối với LPG sức chứa tới 800.000 tấn giai đoạn 2021 - 2030 và tới 900.000 tấn giai đoạn sau năm 2030. Đối với LNG đủ năng lực nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường; góp phần đảm bảo cung cấp nhu cầu khí nguyên liệu cho năng lượng và các ngành công nghiệp với công suất kho tới 20 triệu tấn/năm giai đoạn 2021 - 2030 và tới 40 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.

- Về Hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt: Đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường ống từ nguồn cung ứng (nhà máy lọc dầu, kho đầu mối xăng dầu, trạm phân phối LPG và kho LNG nhập khẩu) tới các trung tâm, hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng.

Tại tỉnh Phú Yên, hiện nay hạ tầng dự trữ xăng dầu hiện hữu tại Kho xăng dầu Vũng Rô, với quy mô chứa 14.700m3 và quy mô cảng 5000 DWT; được mở rộng trong giai đoạn 2021-2025 với quy mô tăng 8.000m3, tương ứng sức chứa là 22.700 m3; Về Hạ tầng dự trữ LNG giai đoạn 2031-2050 tại Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận sẽ được xây mới Kho chứa từ 6 đến 8 triệu tấn/năm.

Tại Quyết định này còn nêu cụ thể định hướng phát triển; phương án phát triển từng giai đoạn; cũng như giải pháp thực hiện quy hoạch hiệu quả.

Để biết thêm chi tiết vui lòng xem nội dung Quyết định tại file đính kèm.

 

Phòng Quản lý thương mại



Tiếp nhận phản ánh việc thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 03/06/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Giám đốc:
Nguyễn Thanh Tuấn ĐT: 0947.145.708
Chánh Văn Phòng:
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ĐT: 0982.200.997
Chánh Thanh Tra:
Dương Phú Sơn ĐT: 0981.484.568
Thanh tra Sở nội vụ: ĐT: 02573.842.733
Phòng CCHC Sở nội vụ: ĐT: 02573.842.954
  • Hội nông dân phường Hòa Vinh làm theo lời Bác
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc pham vi quản lý nhà nước của ngành Công thương
  • Kinhh doanh Trách nhiệm tiêu dùng Bền vững
  • Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng
  • Sở Công thương Phú Yên

Thống kê truy cập

Tổng lượt truy cập:

logo design