(24/07/2024)
Nghị định số 60/2024/NĐ-CP quy định một số nội dung cơ bản sau:
1. Về đối tượng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động về phát triển và quản lý chợ.
2. Giải thích từ ngữ:
Chợ được hiểu trong Nghị định này là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định một số khái niệm: phạm vi chợ; chợ đầu mối, chợ dân sinh, điểm kinh doanh tại chợ; chợ được xây dựng kiên cố; chợ được xây dựng bán kiên cố; chợ tạm; điểm kinh doanh tự phát; chợ nông thôn; chợ đêm; chợ cộng đồng.
Ảnh: Chợ Tuy Hòa
3. Về phân loại chợ:
Theo phương thức kinh doanh: chợ đầu mối; chợ dân sinh.
Theo quy mô: chợ hạng 1; chợ hạng 2; chợ hạng 3.
Theo nguồn vốn: chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
4. Về đầu tư xây dựng chợ
Tại Điều 6 quy định chợ được đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan.
Căn cứ vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan và nhu cầu phát triển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ nhằm: đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ, kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn (Điều 5).
5. Về Tổ chức quản lý chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ
Tổ chức quản lý chợ gồm: chủ đầu tư xây dựng chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ; tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.
Tại Khoản 5 Điều 10 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn.
6. Về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý
Về nguyên tắc: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ trên địa bàn đảm bảo thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, phù hợp với quy mô chợ, quy định pháp luật và đặc điểm kinh tế xã hội.
Quy định cụ thể thủ tục hành chính (thành phần hồ sơ, trình tự): (1) Giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý; (2) Giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý; (3) Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ.
Nghị định cũng quy định về: hồ sơ quản lý, kế toán và bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ; khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ; quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc khai thác xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ; cơ sở dữ liệu và báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng chợ.
7. Về điều khoản chuyển tiếp:
Quy định điều khoản chuyển tiếp đối với việc phân hạng chợ và đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ (Điều 36).
8. Trách nhiệm thi hành
Nghị định đã phân công nhiệm vụ cụ thể của từng ngành: Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Công an; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Về hiệu lực thi hành:
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024.
Xem chi tiết Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 05/6/2024 tại file đính kèm.
P. Quản lý thương mại
- Hội nông dân phường Hòa Vinh làm theo lời Bác
- Đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc pham vi quản lý nhà nước của ngành Công thương
- Kinhh doanh Trách nhiệm tiêu dùng Bền vững
- Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng
- Sở Công thương Phú Yên
Liên kết website